Nội dung bài viết
Thị Trường Chất Tẩy Rửa Ở Việt Nam
Xà phòng sát khuẩn là gì? Nguyên nhân vì đâu mà FDA cấm sử dụng hơn 40% xà phòng sát khuẩn? Cùng Bếp Vệ Sinh tìm hiểu để biết thêm thông tin này nhé.
FDA cấm sử dụng hơn 40% xà phòng sát khuẩn
Theo FDA, hơn 40% xà phòng, loại nước rửa tay, sữa tắm trên thị trường có chứa hoạt chất kháng khuẩn không được nhà sản xuất chứng minh là an toàn khi sử dụng lâu dài.
Sau hơn 3 năm xem xét, đầu tháng 9-2016, Cục Quản lý Dược phẩm và Lương thực Hoa Kỳ (FDA) đã quyết định cấm lưu hành nước rửa tay và sữa tắm chứa 19 thành phần hóa học, trong đó có triclosan và triclocarban.
Nguyên nhân chính 40% xà phòng sát khuẩn bị cấm
FDA cho biết các chất tẩy rửa chứa triclosan và triclocarban không có hiệu quả hơn so với xà phòng thông thường và nước trong việc ngăn bệnh, giảm sự lây lan nhiễm trùng. Triclosan là chất sát trùng, có tác dụng rất mạnh trong sát khuẩn nhưng cũng rất độc hại nếu sử dụng thường xuyên và liên tục. Chưa kể nếu lượng lớn chất Triclosan được tích tụ lâu trong cơ thể sẽ gây ung thư và một số bệnh nguy hiểm khác.
19 Thành Phần Hóa Học Bị Cấm Ở Việt Nam
Các nhà sản xuất cũng chưa đưa ra được một căn cứ khoa học để chứng minh tính an toàn lâu dài của các sản phẩm tẩy rửa có chứa triclosan, triclocarban cùng 19 thành phần hóa học sau:
- Cloflucarban
- Fluorosalan
- Hexachlorophene
- Hexylresorcinol
- Iodophors (Iodine-containing ingredients)
- Iodine complex (ammonium ether sulfate and polyoxyethylene sorbitan monolaurate)
- Iodine complex (phosphate ester of alkylaryloxy polyethylene glycol)
- Nonylphenoxypoly (ethyleneoxy) ethanoliodine
- Poloxamer-iodine complex, Povidone-iodine 5-10%
- Undecoylium chloride iodine complex
- Methylbenzethonium chloride
- Phenol (lớn hơn 1.5%)
- Phenol (ít hơn 1.5%) 16
- Secondary amyltricresols
- Sodium oxychlorosene
- Tribromsalan
- Triclocarban
- Triclosan
- Triple dye
Tuy nhiên FDA cấm sử dụng hơn 40% xà phòng sát khuẩn có chứa những chất này để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Những Sai Lầm Về Chất Tẩy Rửa Kháng Khuẩn
Tiến sĩ Janet Woodcock, giám đốc Đánh giá và Nghiên cứu Thuốc thuộc FDA cho biết: “Người tiêu dùng thường nghĩ chất tẩy rửa kháng khuẩn có hiệu quả hơn trong việc phòng lây bệnh nhưng thực sự chúng tôi chưa hề có một bằng chứng khoa học nào nói rằng nó tốt hơn xà phòng trơn và nước. Trong thực tế, một số dữ liệu khoa học cho thấy các thành phần kháng khuẩn nêu trên có thể gây hại nếu dùng lâu dài”.
Kể từ tháng 9, nhà sản xuất sẽ có một năm để thu hồi các sản phẩm tẩy rửa, sát khuẩn có chứa 19 thành phần hóa học như trên và nghiên cứu, sản xuất mới các dòng sản phẩm không chứa những thành phần hóa học đó.
Tình Hình Các Sản Phẩm Diệt Khuẩn Hiện Nay
Không những lo lắng với nhiều sản phẩm diệt khuẩn chứa chất cấm đang được bán trên thị trường mà hiện nay tình trạng thị trường nước tẩy rửa không rõ nguồn gốc được sử dụng tràn lan trong đời sống cũng khiến người tiêu dùng hoang mang. Ở nhiều chợ, tuyến phố, khu chợ của Hà Nội như chợ Thành Công, chợ Nhà Xanh… dễ dàng bắt gặp các loại chất tẩy rửa, từ nước rửa bát, nước lau sàn nhà, bồn tắm, toilet… với màu sắc đa dạng không có tiêu chuẩn chất lượng, không rõ nguồn gốc được bán với giá rất rẻ.
Theo lời nhiều người bán hàng, dù không có thương hiệu, chất lượng chưa được cơ quan nào chứng nhận do giá rẻ nên mặt hàng này rất dễ bán cho những chủ hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống. Qua tìm hiểu phóng viên được biết, hiện có rất nhiều quán ăn, nhà hàng, đặc biệt là các quán cơm ven đường, các quán bia hơi vỉa hè, hay quán ăn dọc các tuyến quốc lộ để đón trả khách, thường xuyên mua số lượng nước rửa bát không rõ nguồn gốc để sử dụng vì tiết kiệm chi phí.
Theo các chuyên gia y tế, nhìn chung tất cả sản phẩm tẩy rửa đều có hóa chất độc hại nhưng nếu so ra thì các sản phẩm tẩy rửa trôi nổi tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây độc cho con người hơn. Lý do là các sản phẩm trôi nổi không rõ nguồn gốc, không được kiểm định chất lượng nên có thể chứa chất độc hại không được phép sử dụng. Hơn nữa do được pha chế tùy tiện nên trong quá trình “cộng gộp” các chất với nhau có thể dẫn đến nhiều phản ứng hóa học phát sinh thêm các độc tố khác.
Nguồn: TTO